Vào mùa hè, nắng mạnh chiếu trực tiếp vào tường, làm nóng tường và ngôi nhà, đặc biệt là nhà hướng Tây, trong thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng đến lớp sơn bảo vệ, khiến sơn tường bong tróc, cáu bẩn.
Trồng các loại cây dây leo trên tường đang là biện pháp giải quyết thường được sử dụng gần đây. Các loại cây dây leo phát triển theo phương thẳng đứng, bao phủ ngôi nhà, làm mát ngôi nhà rất nhiều.
Các loài cây dây leo thường chia thành 4 loại:
- Nhóm cây dây leo cho hoa
- Nhóm cây dây leo chơi thân, lá hoặc rễ
- Nhóm cây dây leo cung cấp thực phẩm
- Một số loài cây dây leo ít phổ biến khác
Hôm nay, S Construction xin giới thiệu đến các bạn một số loài cây dây leo cho hoa đẹp.
1. Bìm bìm
Bìm bìm là dạng cây dây leo thân mảnh, lá hình tim, xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, mặt dưới có lông. Hoa bìm bìm màu lam tím hay màu hồng tím nhạt lớn, mọc thành xim, mỗi xim từ 1-3 hoa. Quả cây có hình cầu nhẵn, chia làm 3 ngăn, hạt màu đen hoặc trắng.
Bìm bìm rất dễ sống, thường mọc dại ở quê, nhưng ít ai biết loài thực vật này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Lá, thân, hạt bìm bìm đều có tác dụng lợi tiểu, trị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, trị mụn nhọt, chữa phù thũn
2. Cẩm cù
Cẩm cù (lan sao, lan cau, lan cầu lông, lan anh đào, trái tìm tình nhân…) là loài có sức sống mãnh liệt, có nhiều dáng, màu sắc hoa hoặc lá. Cẩm cù thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm, cao từ 4-7 m, thân chia đốt có rễ, lá mọc đối, hình bầu dục với đầu hơi thuôn nhọn.
Hoa cẩm cù nở dạng chùm tròn nên được gọi là lan cầu, bông hoa có hình ngôi sao năm cánh nhỏ xinh, mùi thơm dễ chịu.
3. Hoa cát đằng
Cát đằng có nhiều loại tên gọi khác như dây bông xanh, cây bông báo, quê hương từ đất nước Ấn Độ. Cát đằng thuộc loại cây dây leo, thân hóa gỗ, phát triển nhanh với nhiều cành nhánh mềm, có thể cao tới 20m. So với nhiều loài cây hoa dây leo khác, cát đằng có lá sức sống hơn nhiều. Lá cát đằng hình đa giác như lá mướp, màu xanh đậm, hơi ráp.
4. Hoa đăng tiêu
Đăng tiêu thuộc loài cây dây leo phát triển nhanh, nhiều cành nhánh, xuất phát từ Bắc Châu Mỹ.
Thân đăng tiêu có màu nâu nhạt, lâu năm hóa gỗ, cây có thể cao hàng chục m. Lá đăng tiêu hình bầu dục thuôn dài, mép có răng cưa, lá kép. Hoa đăng tiêu có hình chuông, mềm mại với sắc đỏ cam, vàng cam, vàng, đỏ tươi, màu sắc đậm dần về phía mép hoa. Mỗi chùm hoa có khoảng 5-8 bông, rất nổi bật.
5. Hoa tigon
Tigon thuộc loại thân leo, có củ mọc sâu trong đất, thân mảnh mai nhưng khả năng tăng trưởng rất tốt. Tigon có thể dài tới 12m. Thân tigon có nhiều tua cuốn để bám lên tường.
Lá tigon thuộc loại lá đơn, xếp xen kẽ nhau, lá có hình tim lạ mắt. Hoa tigon thường nở rộ thành chùm vào mùa hè, mỗi chùm hoa dài từ 4-20 cm. Hoa có màu trắng chuyển sang sắc hồng, rất đẹp mắt.
6. Hoa giấy
Hoa giấy là một loại cây hoa dây leo có gai, có thể cao tới 12m. Hoa thật sự của cây khá nhỏ và thường có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu sắc rực rỡ như hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng, vàng.
Hoa giấy được trồng rất phổ biến ở Việt Nam.
7. Huỳnh anh
Hoa huỳnh anh còn được gọi là dây công chúa, cây hoàng anh, dây huỳnh, thuộc họ Trúc Đào, có nguồn cốc từ Braxin. Cũng giống như các loài thuộc họ trúc đào, nhựa mủ trên thân huỳnh anh có độc tính.
Huỳnh anh ưa nắng, nên được trồng ở nơi rộng rãi, thoáng gió, có thể trồng ở ban công, sân thượng… Trồng ở những nơi ít nắng thì cây vẫn phát triển nhưng sẽ ít hoa hơn. Nếu trồng ở đất thịt nhiều dinh dưỡng, màu mỡ và thoát nước tốt thì lá cây sẽ xanh bóng, hoa to và vàng đậm.
8. Kim ngân hoa
Kim ngân thuộc loài cây mọc leo, thân quấn, khi phát triển có thể đạt tới chiều dài 10m. Kim ngân hoa khi còn nhỏ có màu xanh nhạt, cành phủ lông tơ mịn. Khi lớn dần, cành sẽ chuyển sang màu hơi đỏ, không còn lông nữa. Lá kim ngân có hình trứng dài hoặc mũi mác, không rụng lá.
Khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm là mùa hoa của kim ngân. Hoa mọc thành cụm, hình ống, có mùi thơm nhẹ. Kim ngân hoa khi mới nở thường có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu vàng. Cành, lá, thân, hoa kim ngân đều có thể làm thuốc, đặc biệt là hoa.
9. Mai hoàng yến
Mai hoàng yến có 2 loại: thân leo và cây bụi, là loại sống lâu năm, chiều cao có thể đạt tới 3m. Thân cây leo hóa gỗ, lá có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu, hoa mọc thành chùm, mỗi chùm từ 3-9 chuỗi. Nhìn gần, mỗi bông hoa đều 5 cánh, nhị vàng chuyển đỏ. Mai hoàng yến nở rải rác suốt cả năm, nhiều nhất là mùa thu và mùa đông. Sắc hoa vàng rực bắt mắt
10. Mai xanh
Hoa mai xanh là loài hoa leo thân gỗ, khi phát triển có thể cao tới 12m. Lá mai xanh có hình bầu dục, khá lớn. Hoa mai xanh mọc thnafh cụm to, mỗi cụm có 15-30 bông, thường có màu xanh hoặc màu tím.
Hoa móng cọp xanh và đỏ thường nở thành chùm, đơn sắc, xếp sát nhau. Hoa móng cọp vàng thì thường xếp riêng lẻ, thưa hơn, thường có 2 màu vàng và nâu đỏ rất nổi bật.
12. Sử quân tử
Sử quân tử có nhiều tên khác như trang dây, dây giun, có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi nhiệt đới.
Sử quân tử là loài cây leo thân hóa gỗ, sống lâu năm, phân cành rất nhiều. Lá sử quân tử màu xanh đậm và bóng, hình trái xoan, hoa mọc từ nách lá thành chùm, khoe sắc
rực rỡ. Ban đầu, nụ non của sử quân tử có màu trắng, chuyển dần sang màu hồng, khi đủ nắng sẽ nở bung màu đỏ. Sử quân tử nở hoa liên tục vào mùa hè thu, mang mùi thơm đặc trưng nồng nàn.
Trên đây là 12 loài cây dây leo có thể trồng ở sân thượng hoặc ban công để rủ xuống hoặc trồng thành giàn leo bên tường.
Theo dõi S Construction để cập nhật thêm nhiều tin tức và phương pháp trồng cây trên mái – trồng cây trên tường.