Quá trình đô thị hóa phát triển, tốc độ chuyển dịch từ nông thôn sang thành thị nhanh chóng. Diện tích cho cây xanh ngày càng thu hẹp. Đặc biệt ở các thành phố, độ che phủ xanh rất thấp, mức độ bê tông hóa cao. Các vật liệu bê tông không thấm nước ngăn chặn đất hấp thụ nước mưa, khi mưa lớn liên tục sẽ khiến hệ thống thoát nước đô thị quá tải, rất nhanh sẽ gây ngập lụt cho thành phố, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.
Không chỉ là vấn đề ngập lụt, quá trình bê tông hóa cũng gây nhiều hệ quả cho môi trường như tình trạng ô nhiễm môi trường, sụt giảm nguồn nước ngầm, tiêu diệt sinh vật tự nhiên trong đất, sụt lún đất nền đô thị.
Trước thực trạng đó, nhiều quốc gia phát triển đã sử dụng sản phẩm gạch xuyên nước cho các công trình đường giao thông, bãi đỗ xe, sân chơi công cộng và nhiều công trình ngoài trời khác
Gạch lát xuyên nước được ưu tiên lựa chọn sử dụng ngoài trời. Nó cho phép nước mưa thấm qua, thẩm thấu vào lòng đất, cho phép bổ sung nước tự nhiên xuống lòng đất. Khi trời nắng lên, hơi nước cũng có thể bốc hơi xuyên qua gạch lát, bởi vậy có thể điều hòa được khí hậu, giảm nhiệt độ. Vật liệu gạch xuyên nước có nguyên lý hoạt động giống với đất tự nhiên, nhằm giữ gìn các yếu tố tự nhiên, bảo vệ hệ sinh thái trong lòng đất.
Thi công công trình sử dụng gạch xuyên nước
Để đảm bảo hiệu quả, các mặt lát sử dụng gạch xuyên nước cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thiết kế. Dưới đây là mô hình thi công gạch thấm nước hiệu quả:
Lớp 1: Đất tự nhiên
Lớp 2: Đá lớn tôn nền : Lớp đá lớn tôn nền đảm bảo độ nén cho nền đất. Lớp đá này tốt nhất là dày từ 14-50 cm.
Lớp 3: Lớp đá dăm dày khoảng 10 cm. Lớp đá dăm này vừa góp phần đảm bảo độ nén cho nền, vừa tránh tình trạng xô trượt
Lớp 4: Lớp cốt liệu đầm cơ sở 4-5 cm
Lớp 5: Gạch xuyên nước và sỏi: Sau khi lắp đặt gạch xuyên nước, lớp sỏi sẽ thay cho lớp vữa liên kết giữa các khối gạch xuyên nước. Gạch xuyên nước đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Những vật liệu mô phỏng tự nhiên cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn trong tương lai nhằm giảm thiểu tối đa các tác động có hại tới môi trường.