Click me!

Trải nghiệm cảnh quan là gốc rễ của thiết kế cảnh quan

Udo Weilacher đã phỏng vấn kiến trúc sư cảnh quan Kongjian Yu from tại Bắc Kinh, tháng 10, 2016

Udo Weilacher là giáo sư và chủ nhiệm của Khoa Landscape Architecture and Industrial Landscape tại trường TU Munich.

Kongjian Yu là giáo sư tại trường Dean of Peking University, giáo sư thỉnh giảng tại Harvard University Graduate School of Design, đồng thời là người sáng lập văn phòng thiết kế cảnh quan Turenscape.

 

Udo Weilacher:Kongjian thân mến, anh vừa mới từ Bắc Kinh đến đây và thật vinh dự khi có anh ở đây trong dịp kỷ niệm 60 năm chương trình kiến trúc cảnh quan và quy hoạch cảnh quan của chúng tôi tại Đại học Kỹ thuật Munich.

Kongjian Yu: Lễ kỷ niệm này là một sự kiện rất quan trọng, bởi vì ở Trung Quốc 60 năm là một vòng đời hoàn chỉnh. Chương trình đào tạo tại Munich có một danh tiếng tuyệt vời và tôi ngưỡng mộ điều đó. Đặc biệt là Peter Latz và một số người khác trong trường này trong quá khứ có ảnh hưởng mang tính cách mạng đến kiến trúc cảnh quan đương đại trên thế giới. Nhưng những người hiện đang làm việc ở đây, trong đó có anh và những bài viết của ảnh, theo tôi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nghề thiết kế cảnh quan ở Đức và trên toàn cầu. Vì vậy, đó là một vinh dự cho tôi khi được ở đây.

Theo tôi được biết thì anh được đào tạo về kiến trúc cảnh quan ở Hoa Kỳ và lấy bằng tiến sĩ từ Harvard. Vậy ai là người có sức ảnh hưởng nhất ảnh hưởng đến sự nghiệp của anh?

Người thầy đầu tiên của tôi là cha tôi, một nông dân. Tôi sinh ra và lớn lên ở một trang trại và điều đó có ảnh hưởng nhất bởi vì tôi có thể trực tiếp chạm vào đất đất, tôi biết dòng nước chảy như thế nào, lúa phát triển như thế nào. Cho đến năm 17 tuổi, tôi vẫn sống ở đó, là nơi mối quan hệ giữa đất và người vẫn còn nguyên vẹn và hài hòa. Trang trại là một phần của xã xã hội chủ nghĩa với khoảng 500 người và khoảng 100 hộ gia đình. Chúng tôi trồng lúa, mía, lúa mì, đậu nành, v.v. Mọi người đã làm việc cùng nhau, nấu ăn và ăn cùng nhau trong cùng một tòa nhà. Tôi được giáo dục trong Cách mạng Văn hóa và cuộc sống này khiến tôi cảm động. Có lẽ những bài học quan trọng nhất là cách quản lý nước và cách chăm sóc cải tạo đất. Mỗi tấc đất trồng trọt ở Trung Quốc là rất quý và phải có năng suất. Việc quản lý các nguồn nước hạn chế là rất quan trọng để canh tác đất và tránh xung đột giữa các làng lân cận.

 

Có phải những cảm nhận của anh về cái đẹp của cảnh quan đều có liên quan đến khái niệm về năng suất và trồng trọt nông nghiệp không?

Chính xác. Năng suất và tính bền vững luôn rất quan trọng đối với tôi. Khi còn bé, hàng này tôi thường đi trăn trâu, bởi vì con vật này rất quan trọng cho sự sống còn của chúng tôi. Một con trâu cần nước và cỏ, chúng phải được chăm sóc đủ tốt. Vì vậy, tôi phải tìm thảm cỏ tươi tốt ở những nơi khác nhau mỗi ngày mà không phá hủy các cánh đồng.

Có phải những điều này đã dạy anh hiểu sâu sắc về cảnh quan? 

Vâng, đó là ý kiến hay. Tôi đã tiếp xúc với cảnh quan hàng ngày. Khi tôi đi học đại học, tôi đã biết đến những kiến trúc sư cảnh quan, những nhân cách lớn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp và triết lí thiết kế của tôi như: Federick Law Olmsted, Ian McHarg, Jane Jacobs, J.B Jackson, vân vân.

Carl Steinitz và Richard T.T. Forman là cố vấn học tập của tôi tại Trường Thiết kế, đại học Harvard và đã dạy tôi rất nhiều. Về mặt lý thuyết, McHarg và sự hiểu biết của ông về quy hoạch sinh thái có tác động quan trọng đối với tôi. Tôi đã tìm hiểu về Ian McHarg bằng cách đọc sách tiếng Anh ở trường đại học, điều mà vào thời điểm đó rất khó để có được ở Trung Quốc. Tiếng Anh của tôi rất tốt, vì ở trường đại học, tôi đã học rất chăm chỉ và đọc cuốn Design with Nature của ông ấy. Bên cạnh đó, Carl Steinitz là giáo sư người Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc và giảng dạy tại trường của tôi. Tôi may mắn khi được làm phiên dịch viên cho một trong những bài giảng của ông ấy. Đó là cách mà tôi đã tìm thấy các phương pháp phân tích cảnh quan, phân tích hình ảnh và GIS. Ông ảnh hưởng đến cách tiếp cận phân tích của tôi đối với một dự án cảnh quan, đặc biệt là dự án ở  quy mô lớn. Carl Steinitz đã cho tôi các công cụ và Ian McHarg mô hình hóa suy nghĩ này. Cuốn sách Jane Jacobs, đã dạy tôi về xã hội học của cảnh quan đô thị. Từ các bài viết của J.B. Jackson, tôi đã học được về tính bản địa của cảnh quan và cách tôn trọng nó. Về thiết kế, các tác phẩm của Michael van Valkenburgh đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều về thiết kế sinh thái, các tác phẩm của Peter Walker, Dan Kiley và Laurie Olin đã kích thích cách tiếp cận tối giản của tôi đối với cảnh quan.

 

Khi còn nhỏ anh là con trai của một nông dân và bây giờ bạn đang điều hành một văn phòng thiết kế cảnh quan lớn nhất trên toàn thế giới. Có 600 người đang làm việc cho anh. Bí quyết thành công của anh là gì?

Tôi nghĩ một phần là mình may mắn, nhưng Charles Waldheim trong cuốn sách mới của ông về Cảnh quan và Chủ nghĩa đô thị, ông đang đưa ra một lập luận rất hay về sự giáo dục mà tôi được thừa hưởng khi có xuất thân là nông dân. Tôi là người phù hợp vào đúng thời điểm, đúng chỗ, bởi vì vài thập kỷ sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc năm 1976, có một khoảng cách lớn trong sự phát triển về kiến ​​trúc cảnh quan và sinh thái ở Trung Quốc. Mặc dù không được tiếp cận với giáo dục đại học, nhưng đột nhiên tôi có cơ hội học tại Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh. Đó là nơi cung cấp chương trình đào tạo duy nhất ở Trung Quốc liên quan đến kiến ​​trúc cảnh quan, nhưng tại thời điểm đó họ gọi đó là làm vườn. Hầu hết các sinh viên đến từ các thành phố lớn và chỉ có tôi là một trong bốn người xuất thân từ một làng nông nghiệp, tôi là con trai của một địa chủ được coi là kẻ thù của nhà nước ở thời điểm đó. Cha mẹ tôi đã bị tra tấn trong Cách mạng Văn hóa và tâm lý tôi cảm thấy nhục nhã. Lòng tự trọng của tôi khá thấp và tôi cảm thấy bị áp bức trong một thời gian dài, nhưng sau Cách mạng Văn hóa, cánh cửa đã mở cho tôi. Tôi đã tạo ra rất nhiều năng lượng, ham học hỏi và làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ sinh viên nào khác.

 

Có phải khi  anh gọi kiến trúc cảnh quan là một nghệ thuật của sự sinh tồn (Art of survival) điều đó xuất phát từ những trải nghiệm nông nghiệp không?

Đúng là như vậy. Khi tôi trở về từ Harvard, tôi thấy ngôi làng của mình bị phá hủy, thiên đường thuở bé của tôi bị ô nhiễm. Đó chính xác là những gì Ian McHarg đã trải qua trong quá trình công nghiệp hóa quê hương của ông, Glasgow ở Scotland, trước khi ông đến Harvard vào năm 1949. Tôi đã học làm vườn và học cách tạo ra những thiên đường nhỏ cho giới thượng lưu, nhưng điều đó không liên quan gì đến những vấn đề chúng ta gặp phải phải đối mặt ở Trung Quốc. Đô thị hóa phá hủy các cảnh quan nông nghiệp và đồng thời chúng ta tạo ra các hình thức sáo rỗng, các thiết kế xa rời thực tế. Tôi tin rằng chúng ta cần một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nghề nghiệp của chúng ta, đặc biệt là ở Trung Quốc, mà còn trên toàn cầu.

Những khu vườn không chỉ là đại diện của vẻ đẹp tự nhiên mà chúng còn truyền tải nhiều ý nghĩa khác và về cái đẹp. Đó có phải là phần quan trọng nhất trong các thiết kế của anh và Turenscape không?

Điều đó đúng, nhưng vẻ đẹp đối với tôi được kết nối với kinh nghiệm, trải nghiệm nông nghiệp và liên kết với khái niệm của tôi về các hình thái cảnh quan. Đó là về hình thái cảnh quan đem lại năng suất. Hình thái cảnh quan đó được tạo ra bởi các quá trình sinh thái sâu sắc và nó có tính thẩm mỹ mới, bởi vì nó bắt nguồn sâu sắc trong cảnh quan lao động, trong cảnh quan sinh tồn. Làm vườn là về một vẻ đẹp liên quan đến tình cảm, cảm xúc trong khi vẻ đẹp mà tôi quan tâm lại liên quan nhiều hơn đến nghệ thuật sinh tồn. Cả hai khái niệm về cái đẹp đều có vị trí của chúng, nhưng chúng ta luôn có xu hướng quên đi vẻ đẹp sâu sắc bắt nguồn từ năng suất.

 

Tôi đoán thật khó để dạy kiến thức cảnh quan của anh cho những sinh viên trẻ, những người đã không lớn lên trong môi trường làm nông nghiệp. Làm thế nào để truyền đạt nghệ thuật cảnh quan Art of survival này đến các những người trẻ đang  hõ tập tại học viện Turenscape của anh?

Học viện của tôi được gọi là Học viện Turenscape và học viện này được bắt đầu khi tôi thành lập trường đại học kiến ​​trúc và cảnh quan, trực thuộc Đại học Bắc Kinh PKU. Đây là trường đại học nghệ thuật và khoa học lâu đời nhất và rất có uy tín tại Trung Quốc, được thành lập vào năm 1898. Năm 1998 chúng tôi bắt đầu với một chương trình đào tạo quy hoạch và thiết kế cảnh quan. Đó là một cuộc chiến khó khăn chống lại hệ thống quản lí quan liêu để phát triển Trường Cao đẳng Kiến trúc Cảnh quan thành công, được thành lập năm 2003. Ngày nay, chúng tôi có khoảng 10 giảng viên, đến từ nhiều nền tảng khác nhau, nhưng tôi biết rằng hệ thống quan liêu của chúng tôi không thể giáo dục kiến trúc sư cảnh quan. Hệ thống đó luôn cho rằng sinh viên phải được giáo dục như các nhà khoa học.

Kiến trúc sư cảnh quan phải có kinh nghiệm; chúng ta cần kinh nghiệm trước vì chúng ta đang tạo ra môi trường sống. Chúng tôi phải cgiúp mọi người là một phần của nó. Đó là lý do tại sao tôi quyết định thành lập một học viện độc lập, nơi chúng tôi đang đào tạo sinh viên ở cấp độ sau đại học, dựa trên đào tạo chuyên nghiệp trong các xưởng thiết kế. Chúng tôi không được trao bằng tốt nghiệp hoặc bất kỳ chứng chỉ bằng cấp nào.

Tôi luôn mơ ước được thành lập một cái gì đó giống như trường Bauhaus của Đức hoặc Trường Kiến trúc của Hiệp hội Kiến trúc Anh, bởi vì những trường này cho phép sinh viên được đắm mình, học bằng cách làm chứ không phải vì bằng cấp.

 

Nhưng làm thế nào để anh, một người sinh năm 1963 và lớn lên trong môi trường nông nghiệp, có thể truyền đạt kiến thức sâu sắc đó cho các sinh viên trẻ, sinh ra trong thế kỷ 21?

Điều quan trọng là tảoa sự tò mò của sinh viên và tình yêu của họ đối với vùng đất này. Họ phải có được những trải nghiệm cá nhân vềnông nghiệp. Họ phải lấm bùn đất và đi dạo trong những cánh đồng, đó là điều quan trọng nhất. Thứ hai, chúng tôi cùng các sinh viên của mình đến những dự án cảnh quan được thiết kế và kiểm tra những vấn đề sai sót. Nhiều luận văn cuối cùng là về các nghiên cứu đánh giá sau hoạt động, bởi vì chương trình tôi giảng dạy tại Harvard. Xã hội của chúng ta vẫn dựa trên nông nghiệp, cũng như tâm lý, cấu trúc xã hội và thậm chí cả cấu trúc chính trị và hành chính của chúng ta. Chúng tôi chưa bao giờ có trải nghiệm về một xã hội như thời kỳ Phục hưng và cho đến gần đây, chúng tôi không có kinh nghiệm với một cuộc cách mạng công nghiệp hoặc hiện đại hóa. Xã hội của chúng ta vẫn dựa trên dòng dõi gia đình, về quyền sở hữu đất đai, trên một hệ thống đế quốc từ trên xuống.

Khi tôi trở về Trung Quốc vào năm 1997, tôi đã viết các bài báo chỉ trích các giáo viên của tôi và các lý thuyết và phương pháp làm vườn truyền thống cũ. Kết quả là mọi người đã cố gắng tấn công tôi trên các phương tiện truyền thông công cộng và vân vân. Tôi được cho là một kẻ phản bội đã quên lịch sử của chính mình.

Điều đó khác biệt trong văn hóa phương tây, bởi vì nó khuyến khích bạn sáng tạo, cởi mở, nổi loạn, phê phán và cá nhân hóa. Ở Trung Quốc, chúng tôi quan tâm đến sự hài hòa hơn là đổi mới.

 

Làm thế nào chúng ta có thể giúp sinh viên Trung Quốc ở Đức hiểu ý tưởng về cảnh quan châu Âu?

Trước hết anh cần làm cho họ hòa đồng hơn và làm quen được với người châu Âu. Cho họ cảm thấy thoải mái và tự mở mang. Sinh viên Trung Quốc rất lịch sự, họ sẽ lắng nghe rất tốt và không bao giờ công khai chỉ trích. Chúng tôi giáo dục chúng như thế từ mẫu giáo cho đến đại học. Bạn nên giáo dục họ, rằng ở đây sự chỉ trích phê phán là rất bình thường và tích cực. Để giới thiệu với họ về văn hóa cảnh quan châu Âu, bạn nên cho họ trải nghiệm cảnh quan. Trước khi đến lớp, bạn nên đưa chúng đi dạo quanh các khu phố. Trải nghiệm cảnh quan là gốc rễ của thiết kế cảnh quan.

 

Cho đến bây giờ anh vẫn chưa có cơ hội thiết kế cho một dự án cảnh quan nào ở châu Âu. Điều gì sẽ là thách thức lớn nhất đối với anh nếu bạn được yêu cầu thiết kế 1 dự án ở đây?

Có lẽ là sự khác biệt về văn hóa. Trong văn phòng của tôi, tôi có 600 người, bởi vì ở Trung Quốc, bạn cần các đội nhóm lớn để hoàn thành các dự án lớn rất nhanh. Ví dụ, để hoàn thành thiết kế một công viên đô thị lớn phải mất một năm – điều đó rất nhanh và chỉ có như thế tối mới có thể dễ dàng thuyết phục thị trưởng thành phố đồng ý với phương án. Hệ thống từ trên xuống ở Trung Quốc trong trường hợp này rất hiệu quả. Ở Mỹ, tôi nhận ra hai việc là dự án và quy trình lập kế hoạch rất tốn thời gian. Nó cần năm phiên điều trần công khai và phải đi khảo sát năm lần, trong một số trường hợp nói chuyện với một ngàn người và trả lời nhiều câu hỏi. Tôi không thể có đủ khả năng đó về thời gian, chi phí và vân vân. Ở Trung Quốc, chúng ta cần chống ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm mặt đất để tồn tại. Ở châu Âu, bạn không có vấn đề nghiêm trọng như vậy nữa và đó là lý do tại sao kiến ​​trúc cảnh quan ở đây có thể được coi là không quá cần thiết và vì vậy kinh nghiệm của tôi có lẽ không nhất thiết cần thiết ở châu Âu. Ở nước tôi, cảnh quan đã trở thành một vấn đề sống còn. Tôi nghĩ rằng kiến ​​trúc cảnh quan luôn là về giải quyết vấn đề, luôn luôn định hướng vấn đề.

Hội thảo chuyên đề của chúng tôi Landscape năm 2056 của chúng tôi tại Đại học Kỹ thuật Munich nói về sự phát triển văn hóa trong tương lai. Cá nhân bạn nghĩ gì sẽ là những khía cạnh thách thức nhất đối với quy hoạch và kiến ​​trúc cảnh quan trong bốn thập kỷ tới?

Xung đột văn hóa và xã hội sẽ chi phối các cuộc thảo luận trong tương lai của bạn. Tác động văn hóa từ các quốc gia khác sẽ rất đáng kể và những người nhập cư sẽ mang lại những ảnh hưởng mới cho xã hội của bạn. Người Mỹ đã trải qua những phát triển này từ nhiều thập kỷ trước, nhưng Châu Âu từng là một xã hội thống trị rất trắng, thuần khiết và Kitô giáo. Toàn cầu hóa sẽ có tác động lớn đến xã hội của bạn và kiến ​​trúc cảnh quan. Làm thế nào để bạn sáng tác cảnh quan văn hóa trong tương lai? Tôi nghĩ chúng ta nên tập trung vào các vấn đề sống còn. Cái gì là gốc rễ của sự tồn tại của con người, cái gì là điểm chung của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể mang mọi người lại với nhau và làm cho họ chia sẻ? Chúng ta không thể chia sẻ tôn giáo, nhưng có lẽ chúng ta nên chia sẻ khu vườn, cảnh quan hoặc thức ăn của chúng ta để tồn tại.

Tôi đang cố gắng sử dụng kiến ​​thức của mình để biến giấc mơ phát triển cảnh quan bền vững ở Trung Quốc thành hiện thực. Khái niệm thành phố bọt biển là một trong những phương pháp giải quyết vấn đề tôi đề cao. Nó về việc tạo ra một Trung Quốc xinh đẹp với một mạng lưới sinh thái ở cấp quốc gia. Tôi cố gắng phục hồi cảnh quan thiên đường đẹp sản xuất trong kỷ nguyên hậu đô thị hóa và hậu công nghiệp hóa. Đối với nghề nghiệp của chúng tôi ở Trung Quốc, chúng tôi cần điều chỉnh các lý thuyết mà thế giới phương Tây đã phát triển trong 50 năm qua, nhưng chúng tôi cũng cần phải phát minh ra những lý thuyết mới, những công cụ mới bởi vì chúng ta đang đối mặt với những thách thức mới. Trước đây, Châu Âu và Châu Mỹ là trung tâm của sự đổi mới, nhưng trong tương lai, Trung Quốc sẽ là quan trọng nhất, bởi vì các vấn đề nghiêm trọng tập trung ở đó. Các kiến ​​trúc sư và chuyên gia cảnh quan châu Âu nên chú ý hơn đến sự phát triển ở Trung Quốc. Bạn có thể muốn nghĩ về một trường học hoặc một trung tâm nghiên cứu TU Munich ở Trung Quốc và các nước đang phát triển, bởi vì ở đó bạn có thể tìm thấy các giải pháp cho các vấn đề ở Châu Phi, Ấn Độ hoặc Nam Mỹ. Có lẽ bạn nên mở một chi nhánh của TU Munich ở Trung Quốc và giáo dục, bởi vì nếu tầm nhìn của chúng ta là cứu thế giới, thì chúng ta nên giáo dục nhiều sinh viên hơn và khiến họ hiểu về nghệ thuật sinh tồn.